“Uống thời trang” và “cái gì cũng bán” là bí quyết tạo nên sự thành công cho Kinh doanh Coffee shop – cửa hàng cà phê mang phong cách trẻ trung mới lạ đang thu hút giới trẻ tuổi teen.
Khi bắt đầu nung nấu ý định kinh doanh, nhiều bạn trẻ thường sẽ suy nghĩ đến việc mở coffee shop vì đây là một hình thức kinh doanh khá đơn giản và có khả năng đem lại thu nhập cao. Vậy nhưng, để thực sự có thể kinh doanh coffee shop hiệu quả, bạn sẽ cần đầu tư thời gian và công sức để nghiên cứu thật kỹ về hình thức kinh doanh này trước khi bắt tay vào triển khai công việc thực tế.
Công việc kinh doanh coffee shop
Coffee shop có cách gọi thuần Việt là quán cà phê. Tuy nhiên, bên cạnh cafe thì hầu hết các cửa hàng cũng đều kinh doanh thêm rất nhiều loại đồ uống, các món bánh hay món ngọt đi kèm.
Kinh doanh coffee shop là một loại hình kinh doanh khá phổ biến ở Việt Nam. Số lượng các quán coffee đang hoạt động hiện nay rất lớn và phân bố rộng khắp trên mọi ngõ phố nhưng đa phần những coffee shop này mới chỉ hoạt động nhỏ lẻ, thuộc sở hữu của cá nhân. Những shop thành công mở rộng chuỗi cửa hàng và xây dựng thương hiệu không nhiều. Một số thương hiệu lớn về coffee shop tại Việt Nam như: Urban Station, The Coffee House, Gemini Coffee,…
Vì coffee shop là địa điểm lý tưởng cho những cuộc gặp gỡ trò chuyện, trao đổi công việc cũng như cho việc thư giãn, đọc sách,… nhu cầu ghé thăm và sử dụng các món đồ uống tại đây thường rất lớn. Do đó, bạn luôn có đủ không gian và thị trường để phát triển trong lĩnh vực này.
Một lưu ý quan trọng là dù hình thức kinh doanh coffee shop khá đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể thành công. Để bắt đầu công việc kinh doanh, bạn không chỉ cần kiến thức về đồ uống, về quản lý hoạt động kinh doanh mà còn cần có một ý tưởng sáng tạo, mới mẻ và một bản kế hoạch định hướng công việc.
Những điều cần biết về kinh doanh coffee shop
Kiến thức về các loại đồ uống
Bắt đầu kinh doanh coffee shop thì bạn chắc chắn phải tìm hiểu kiến thức về các loại đồ uống. Bạn không thể thành công nếu bạn không thực sự hiểu rõ về sản phẩm mình sẽ bán.
Với đồ uống chủ đạo là coffee, có hai loại cơ bản là coffe truyền thống và cafe máy dựa trên cách pha chế. Hai loại đồ uống này có những đặc điểm khác nhau, sử dụng loại hạt coffee khác nhau nên cũng sẽ phù hợp cho những nhóm khách hàng khác biệt. Bạn sẽ cần cân nhắc đến nguồn cung ứng nguyên liệu cũng như các trang thiết bị cần thiết khi lựa chọn loại đồ uống cho coffee shop.
Bên cạnh coffee, bạn có thể lựa chọn thêm một số nhóm đồ uống lấy nguyên liệu từ các loại hạt hay các loại hoa quả. Những loại đồ uống này thì cách chế biến có phần đơn giản hơn, nguyên liệu đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Cập nhật xu hướng đồ uống
Gu thưởng thức của khách hàng không cố định mà luôn luôn có sự biến đổi. Đó là chưa kể đến việc đồ uống của bạn càng mới lạ, càng độc đáo thì coffee shop càng thu hút được nhiều khách hàng.
Bởi vậy, ngoài những món đồ uống phổ biến, cố định và những món đồ uống mang tính thương hiệu, bạn cũng cần xem xét cập nhật xu hướng đồ uống cho phù hợp với nhu cầu tại thị trường Việt Nam.
Xây dựng menu
Menu sẽ nơi giới thiệu tất cả những sản phẩm mà khách hàng có thể yêu cầu tại coffee shop của bạn. Về cơ bản, để xây dựng một menu hiệu quả, hấp dẫn và kích thích được nhu cầu sử dụng của khách hàng, bạn cần chú ý đến những điểm sau:
- Thứ nhất, đảm bảo các sản phẩm đều được xuất hiện trên menu. Dù bạn phân loại sản phẩm theo thứ tự chữ cái, theo loại đồ uống, theo các set đồ uống – đồ ăn kèm thì toàn bộ sản phẩm đều cần có một vị trí riêng. Nếu khách hàng không thấy đồ uống trên menu, họ sẽ gần như không bao giờ gọi loại đồ uống đó và việc kinh doanh loại đồ uống này sẽ đi vào “ngõ cụt”.
- Thứ hai, lựa chọn vị trí sắp xếp phù hợp. Những món đồ uống “đinh” như các loại coffee cơ bản, những sản phẩm bán chạy nhất, sản phẩm đồ uống mới ra mắt nên được ưu tiên sắp xếp ở vị trí đầu tiên. Đó là những vị trí thu hút nhất và có khả năng đẩy mạnh tiêu thụ. Còn lại thì tùy theo phong cách và số lượng các loại đồ uống để cân đối lại thứ tự.
- Cuối cùng, chú trọng đến phong cách thiết kế. Dù menu chỉ là một đồ vật rất nhỏ trong coffee shop của bạn nhưng gần như mọi khách hàng đều sẽ tiếp xúc trực tiếp với menu. Do đó, thiết kế của menu cũng cần được quan tâm và đầu tư đúng mực.
Xây dựng ý tưởng kinh doanh coffee shop
Số lượng các coffee shop hiện nay nhiều đến mức bạn khó có thể thống kê chính xác. Bởi vậy, để việc kinh doanh của bạn thực sự hiệu quả, quán coffee của bạn cũng cần có những điểm đặc biệt riêng, khiến nó trở nên nổi trội, thu hút và hấp dẫn được khách hàng.
Trước khi đi đến công đoạn lập kế hoạch và chuẩn bị kinh doanh, hãy bắt đầu từ việc lên ý tưởng và dần dần cụ thể hóa những ý tưởng đó. Bạn có thể xem xét đến việc tạo ra loại đồ uống mới, cách trang trí độc đáo, vị trí mới mẻ, phong cách phục vụ khác biệt,…
Kiến thức quản trị kinh doanh
Không nhất thiết phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực quản trị kinh doanh nhưng trước khi bắt đầu với công việc này ít nhất bạn cần nắm được các kiến thức và kỹ năng cơ bản. Bạn có thể lựa chọn tham gia các khóa học ngắn hạn về kinh doanh, tự nghiên cứu từ sách và tài liệu, học hỏi thêm từ những người đi trước. Khi bạn có kiến thức và hiểu biết nhất định về việc kinh doanh, bạn sẽ nhìn ra được những phương hướng, cách thức giúp công việc kinh doanh hiệu quả và đem về lợi nhuận lớn hơn.
Lên kế hoạch tài chính
Đồng hành cùng bản kế hoạch kinh doanh coffee shop sẽ là bản kế hoạch tài chính. Bạn cần phải tính toán sơ bộ về số tiền mà mình phải bỏ ra để thực hiện công việc kinh doanh, đối chiếu lại với số vốn bản thân hiện có và điều chỉnh hoặc tìm phương án thích hợp để hạn chế các vấn đề, rủi ro đến từ việc thiếu hụt kinh phí.
Để chuẩn bị mở cửa hàng, bạn cần bỏ ra khoản chi phí ban đầu cho việc đặt cọc thuê địa điểm, sửa chữa và trang trí, mua đồ dùng, trang thiết bị.
Sau khi cửa hàng bắt đầu khai trương, các khoản chi phí sẽ được chia thành hai loại bao gồm chi phí cố định và chi phí không cố định. Chi phí cố định là các khoản cho tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên, chi phí nguyên liệu, tiền điện nước, tiền mạng,… Chi phí không cố định sẽ là các khoản phát sinh cho tổ chức sự kiện, sửa chữa đồ dùng,…
Lựa chọn địa điểm cho coffee shop
Vị trí có thể tạo nên lợi thế rất lớn cho việc kinh doanh coffee shop. Vì vậy, bạn cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu, khảo sát và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất.
Coffee shop sẽ cần không gian cho quầy pha chế, chỗ ngồi cho khách hàng và kho bảo quản nguyên liệu nên diện tích không thể quá nhỏ. Phía bên ngoài sẽ cần thêm không gian để xe cho khách hàng ghé thăm.
Những vị trí ngoài mặt đường thường thu hút hơn nhưng chi phí thuê cũng cao hơn. Nếu bạn không thể đảm bảo được lượng khách cố định ghé thăm thì việc thuê vị trí đắt tiền như vậy không phải là phương án phù hợp.
Khi lựa chọn địa điểm, bạn cũng cần xem xét đến đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm đến. Ví dụ, nếu đối tượng khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên, bạn có thể lựa chọn những vị trí gần các trường cấp ba, các trường cao đẳng, đại học hoặc những khu sinh viên thuê trọ nhiều. Còn nếu bạn hướng đến dân văn phòng thì bạn có thể lựa chọn các địa điểm gần những tòa nhà văn phòng.
Xây dựng kế hoạch truyền thông cho coffee shop
Nếu bạn thụ động chỉ mở quán và đợi khách hàng tìm đến thì công việc kinh doanh của bạn sẽ không quá thuận lợi. Ở môi trường cạnh tranh như hiện nay, bạn cần phải thực hiện các hoạt động truyền thông để nhiều khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm do coffee shop của bạn cung cấp.
Cùng với việc tổ chức các chương trình sự kiện tại cửa hàng, bạn cũng cần triển khai việc truyền thông online. Về cơ bản, hai kênh nền tảng nhất để phân phối thông tin và thực hiện các hoạt động marketing nhà hàng bao gồm website và mạng xã hội. Những kênh này nên được triển khai song song và phối hợp cùng nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Mong rằng với những chia sẻ của Nội thất Hoa Sơn, các bạn đã có thể hiểu hơn đôi chút về công việc kinh doanh coffee shop sao cho bài bản và đạt hiệu quả.