Bạn đang có ý tưởng kinh doanh, mở siêu thị mini nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Một bản đăng ký kinh doanh với Nhà nước là xong ư? Không đơn giản như vậy, bạn còn rất nhiều thứ phải làm để bắt đầu kinh doanh mô hình này đấy. Trong bài viết sau đây, hoason.vn tổng hợp các bước đơn giản nhất để bạn có thể mở một siêu thị, nhất là đầu tư thiết bị giá kệ siêu thị. Với các bước này đảm bảo rằng việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Ý tưởng là hoàn hảo rồi, giờ hãy sẵn sàng để tiến hành các bước tiếp theo thôi!
Có nên mở siêu thị mini trong thời điểm hiện tại?
Trong thời điểm hiện tại, mô hình siêu thị mini vẫn rất đáng để bạn đầu tư. Để tăng tỷ lệ thành công, hạn chế rủi ro thì điều cần làm là lên chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn, khi thị trường thay đổi thì bạn cũng phải thay đổi. Điều này sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn ổn định và duy trì được lãi.
Siêu thị ở Việt Nam luôn là thị trường bán lẻ “béo bở” dành cho các nhà đầu tư. Vốn ít thì có thể đầu tư cho siêu thị mini. Nếu có nguồn vốn dồi dào, không ngại cạnh tranh để mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ thì có thể đầu tư mở siêu thị, đại siêu thị. Trước hết, hãy cùng xem nhu cầu của người dân Việt đã thay đổi thế nào qua từng năm.
Nhìn chung, người tiêu dùng ngày càng hướng đến mức sống cao hơn. Họ quan tâm hơn tới những sản phẩm chất lượng, rõ nguồn gốc được bày bán ở siêu thị. Vậy thì sao? Rõ ràng đây là một bước đệm rất tốt trên thị trường, thôi thúc các nhà đầu tư vào mô hình kinh doanh bán lẻ này. Nếu bạn thực sự quan tâm và sẵn sàng đi tiếp, Nội thất Hoa Sơn sẽ hỗ trợ bạn bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm, thông tin cần thiết để mở một siêu thị kinh doanh ổn định, thu lời tốt ngay dưới đây.
Các bước mở siêu thị mini từ kinh nghiệm thực tế
Thực tế cho thấy kinh doanh siêu thị mini không hề dễ dàng, có nhiều tấm gương thành công nhưng cũng có không ít những thất bại. Với kinh nghiệm 10 năm trực tiếp setup, tư vấn cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, Hoa Sơn sẽ hướng dẫn bạn cách mở siêu thị mini với 6 bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh
Một người kinh doanh thành công là biết tính toán, lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn. Trước khi mở siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay bất cứ mô hình kinh doanh bán lẻ nào khác, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước để tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh được những rủi ro không đáng có.
Trước khi đầu tư siêu thị mini, bạn cần lên kế hoạch kinh doanh cụ thể như sau:
- Tìm hiểu về thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục, cách tính thuế, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (văn bản), quy định khác khi kinh doanh siêu thị mini.
- Lên kế hoạch sử dụng hay thuê mặt bằng để mở tiệm kinh doanh.
- Lên kế hoạch tìm nguồn hàng, nhà cung cấp nguồn hàng tạp hóa, nên nhập những mặt hàng tạp hóa, sản phẩm nào
- Lên kế hoạch đầu tư trang thiết bị siêu thị
- Lên kế hoạch marketing cho từng giai đoạn, cho thương hiệu
- Sau khi đã xây dựng kế hoạch cụ thể thì bắt đầu tính chi phí, vốn dự trù cho từng hạng mục
Bước 2: Tìm kiếm mặt bằng
Kinh doanh siêu thị mini thì việc lựa chọn mặt bằng, địa điểm kinh doanh là rất quan trọng. Nó quyết định tới việc siêu thị của bạn liệu có thu hút được nhiều khách hàng đến mua hay không. Vì thế, một địa điểm gần với những khu vực dân cư đông, đường xá giao thông đi lại thuận lợi là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch như thế nào?
Bước 3: Lên thiết kế siêu thị
Nhiều người cho rằng có mặt bằng rồi thì chỉ cần bày hàng lên là xong không cần phải lên thiết kế để tốn thêm chi phí. Nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm! Việc lên thiết kế cho siêu thị, cửa hàng không chỉ giúp cải thiện tính thẩm mỹ, sự chuyên nghiệp khi đi vào vận hành mà còn giúp sắp xếp, tối ưu được diện tích bày hàng. Bạn không thể sắp xếp hàng hóa một cách cảm quan mà còn phải dựa trên tính toán cụ thể làm sao thuận tiện cho cả người bán, người mua và còn kích thích được tâm lý mua sắm từ khách hàng.
Một bản thiết kế đầy đủ cần phải lên chi tiết cho mặt tiền siêu thị sẽ được bài trí như thế nào, biển hiệu thiết kế ra sao tạo điểm nhấn cho thương hiệu, màu sắc chủ đạo, vị trí của các thiết bị bên trong siêu thị sắp xếp thế nào cho hợp lý.
Bước 4: Tiến hành setup siêu thị
Setup siêu thị là bước không thể thiếu để siêu thị của bạn trông chuyên nghiệp hơn. Dựa vào bản thiết kế đã thực hiện ở bước 2 thì bắt đầu tiến hành setup siêu thị cụ thể là:
+ Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo và những vật dụng bài trí bên ngoài mặt tiền
+ Tiến hành lắp đặt các thiết bị bên trong siêu thị như giá kệ trưng bày, kệ quảng cáo, xe đẩy siêu thị, giỏ nhựa siêu thị, giỏ kéo siêu thị, tủ mát, tủ đông,…
Một số thiết bị cần có trong siêu thị
+ Lắp đặt các thiết bị hỗ trợ bán hàng và quản lý như máy tính, phần mềm, camera, máy in mã vạch,…
+ Lắp đặt thiết bị kệ kho để hàng. Với quy mô không quá lớn có thể lựa chọn kệ sắt v lỗ để tiết kiệm chi phí.
Bước 5: Nhập hàng về bán
Tìm nguồn hàng đảm bảo, chất lượng, giá tốt và đa dạng nguồn hàng sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho siêu thị mini của bạn. Đặc điểm nổi bật của siêu thị mini là bán rất nhiều hàng hóa, khách hàng khi đã vào siêu thị là muốn mua tổng hợp tất cả các sản phẩm từ thực phẩm đến văn phòng phẩm, đồ gia dụng,… Nên nếu bạn không chú trọng đầu tư đa dạng nguồn hàng sẽ làm cho khách hàng hụt hẫng, rất khó để khách có thể quay trở lại vào lần sau. Ngoài ra, đừng để khách hàng rơi vào trường hợp có hàng nhưng hiện tại đang hết hàng, họ sẽ không lựa chọn siêu thị của bạn là địa chỉ mua hàng hóa đó nữa.
Vậy mở siêu thị mini lấy hàng ở đâu? Hiện nay, việc tìm nguồn hàng đã đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều, thậm chí nhiều đại lý bán buôn hàng tạp hóa, nơi cung cấp nguồn hàng có thể chủ động tìm đến bạn khi biết bạn có ý định kinh doanh siêu thị.
Sau khi nhập hàng về sẽ tiến hành trưng bày hàng lên giá kệ một cách khoa học. Ở bước này, bạn có thể tham khảo một vài mẹo trưng bày sản phẩm trong siêu thị để biết cách bày hàng sao cho thu hút nhất, tăng tỉ lệ lựa chọn từ khách đến mua hàng nhất. Kết hợp với việc trưng bày hàng là tiến hành nhập danh mục hàng hóa vào phần mềm quản lý bán hàng.
Ngoài ra, bạn phải quan hệ được với rất nhiều nhà cung cấp để khi mối này trục trặc thì sẽ có mối khác thay thế ngay. Tránh trường hợp chỉ lấy hàng 1 chỗ khi có vấn đề xảy ra lại không biết lấy hàng ở đâu.
Bước 6: Xây dựng thương hiệu
Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước trên thì bước cuối cùng chính là mở siêu thị, khai trương siêu thị và xây dựng thương hiệu riêng. Có rất nhiều cách để thu hút sự chú ý của mọi người trong ngày mở siêu thị của bạn như chạy các chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn, tặng quà, voucher hoặc nếu quy mô lớn siêu thị lớn bạn có thể thuê các công ty chuyên tổ chức sự kiện để đảm bảo sự chuyên nghiệp hơn.
Vì siêu thị là nơi kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, phổ biến nên cách tiếp thị tốt nhất chính là từ “truyền miệng”. Một khi cửa hàng của bạn được mọi người biết đến nhờ chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý, đa dạng sản phẩm thì khách hàng sẽ tự đến với bạn.
Một vấn đề bạn cần quan tâm nữa là làm sao để khách hàng quay trở lại với mình? Hãy cố gắng tìm hiểu xem các đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì và tạo ra sự khác biệt, cung cấp những thứ có giá trị tốt hơn cả thế. Sự sáng tạo trong phong cách phục vụ, sản phẩm sẽ giúp bạn nổi trội và luôn có lượng khách hàng thân quen.
Để biết được thêm chi tiết cách kinh doanh siêu thị mini, cũng như mở 1 siêu thị mini cần bao nhiêu vốn? Số vốn cho diện tích mặt bằng, vốn đầu tư thiết bị kệ sắt, giá kệ bày hàng cụ thể, các bạn có thể gọi đến Hotline: 090 303 7747 để được nhân viên kinh doanh của Hoa Sơn tư vấn trực tiếp.