Gỗ Plywood và ứng dụng Plywood trong thiết kế nội thất

Hiện nay việc sử dụng gỗ công nghiệp trong thiết kế thi công nội thất là rất phổ biến. Bên cạnh các loại gỗ công nghiệp như MDF, HDF… thì có một loại gỗ cũng được sử dụng rất nhiều là Plywood. Vậy Plywood là loại gỗ như nào, bài viết dưới đây hoason.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại chất liệu này.

Gỗ Plywood là gì? Đặc điểm cấu tạo và quy trình sản xuất Plywood.

Gỗ Plywood là gì? Gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ ván ép là thuật ngữ khác nhau của loại gỗ được tạo ra từ nhiều lát gỗ tự nhiên mỏng, có cùng kích thước với nhau được xếp chồng lên nhau và được dán lại với nhau bằng keo Phenol hay Formaldehyde, sau đó được ép lại bằng máy ép thủy lực tạo thành ván ép thành phẩm theo yêu cầu.

Lát gỗ tự nhiên là gì? Chúng được gọi là veneer, trong tiếng anh được gọi là lớp gỗ tốt ở bề mặt. Gỗ veneer có 2 đặc điểm là 100% là gỗ tự nhiên và rất mỏng. Như vậy có nghĩa là Plywood là tập hợp nhiều lớp veneer xếp chồng lên nhau.

go-plywood-va-ung-dung-plywood-trong-thiet-ke-noi-that

Đặc điểm cấu tạo Gỗ Plywood

Gỗ Plywood có cấu tạo thành 3 phần: phần ruột, phần bề mặt, phần keo.

Một trong những đặc điểm mà người tìm hiểu gỗ Plywood nào cũng phải biết, đó là số lượng các tấm gỗ dùng để ép ván phải là số lẻ, tùy theo độ dày của ván gỗ mà sử dụng 3, 5, 7 hay 9 lớp gỗ để tạo thành. Lý do của việc này đó là nhằm tạo ra một lớp lõi nằm ở chính giữa gỗ. Khi đó, 2 lớp gỗ bên ngoài lớp lõi sẽ có hướng vân giống nhau. Hướng vân của các lớp bên ngoài sẽ được sắp xếp vuông góc nhằm tăng khả năng chịu lực cũng như chống cong vênh, nứt gãy cho gỗ. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà độ dày của ván ép dao động từ 3-25mm.

Quy trình sản xuất Plywood

Quá trình sản xuất có hai công đoạn chính là: Tạo veneer và ép nhiệt:

Cây gỗ tự nhiên sẽ được “gọt” lát thành những lớp gỗ mỏng như tờ giấy, gọi là veneer

Veneer sẽ được sấy khô và phân loại, trước khi dán keo

Chúng sẽ được xếp chồng lên nhau đạt độ dày yêu cầu, sau đó sẽ được ép nhiệt bằng máy

Ưu điểm- Nhược điểm của Gỗ Plywood

Mỗi loại vật liệu đều có các ưu nhược điểm, Gỗ Plywood cũng vậy.

Ưu điểm của Gỗ Plywood

Khả năng chịu lực tốt, ít bị biến dạng, cong vênh hay mối mọt.Khả năng chống ẩm cực tốt và có thể sử dụng trong những môi trường có độ ẩm cao.Có khả năng bám vít, bám dính tốtGiảm thời gian xử lý nguội như sơn PU, chà nhám vì bề mặt tương đối mịn.Mức giá cạnh tranh so với những sản phẩm gỗ khác như gỗ ghép hoặc gỗ MDF.

Nhược điểm của Gỗ Plywood

Gỗ Plywood có nhược điểm đó chính là nếu không được xử lý tẩm sấy đạt tiêu chuẩn thường rất dễ bị cong vênh, bề mặt gồ ghề, không được bằng phẳng dẫn đến không đẹp mắt và thường bị tách lớp khi ở môi trường có độ ẩm cao.

Khả năng kháng mối mọt thấp khi xử lý không tốt trước khi ép ván. Màu sắc không đồng đều, không tự nhiên như các loại gỗ MDF và MFC.

>>> Xem thêm: 10 ý tưởng giúp mở rộng không gian trong thiết kế nội thất

Ứng dụng Gỗ Plywood trong thiết kế thi công nội thất.

Thực tế cho thấy không chỉ những vật liệu như gỗ tự nhiên, kim loại, nhựa… mới được sử dụng trong thiết kế thi công nội thất nhà ở mà Plywood cũng được sử phổ biến. Đặc biệt trong tình cảnh gỗ tự nhiên ngày một kiệt quệ thì gỗ công nghiệp là giải pháp tối ưu cho việc lựa chọn chất liệu để sản xuất nội thất.

go-plywood-va-ung-dung-plywood-trong-thiet-ke-noi-that

Với kết cấu dẻo dai và chống thấm nước, chúng được ứng dụng vào nội thất sàn gỗ hay vách ngăn CNC, dán phủ bề mặt các sản phẩm nội thất như bàn học, tủ quần áo, giường, cùng nhiều hạng mục khác trong lĩnh vực nội thất liên quan.

  • Với tính chống thấm cao nên sàn Gỗ Plywood được rất nhiều hộ gia đình sử dụng.
  • Kệ tủ Gỗ Plywood kết hợp lớp phủ bề mặt là veneer óc chó.
  • Bàn học và kệ sách lửng làm từ Gỗ Plywood giúp không gian hài hòa hơn

Qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về chất liệu Gỗ Plywood chưa? Bạn có muốn ngôi nhà của bạn sử dụng nhiều các chi tiết gỗ mà giá cả lại hợp lý, phải chăng? Hãy đăng ký ngay vớicông ty thiết kế thi công nội thất chuyên nghiệp Hoa Sơn để được tư vấn tận tình và đưa ra những giải pháp thiết kế nội thất tối ưu nhất.